[tintuc]
Ngày 26-4, hội thảo về định hướng phát triển công nghiệp tại TP.HCM do Sở Công Thương TP.HCM và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM chủ trì.
Công nghiệp ở TP.HCM còn nhiều thách thức

Mở đầu hội thảo, ông Võ Văn Hoan - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho rằng nền kinh tế bền vững dựa trên nền tảng công nghiệp sản xuất. Bởi nền tảng sản xuất mới đáp ứng yêu cầu phục vụ người tiêu dùng, tránh nguy cơ bị phụ thuộc. TP.HCM hướng đến phát triển hiện đại, công nghệ cao nhưng vẫn đặt trọng tâm cho phát triển sản xuất.

"Do vậy cần thiết phải thay đổi trong tư duy, hành động của lãnh đạo các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân thành phố trong việc chuyển đổi sản xuất công nghiệp" - ông Hoan nói.
Ngành công nghiệp TP.HCM chiếm 20% GRDP của thành phố, khoảng 30% sản lượng công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng góp 10% quy mô sản xuất công nghiệp toàn quốc. Công nghiệp là ngành tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vì vậy, TP.HCM xác định việc định hướng phát triển công nghiệp có vai trò mang tính dẫn dắt cho sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thúc đẩy phát triển công nghiệp trong nước. TP.HCM định hướng đến năm 2030 công nghiệp phát triển hiện đại, đạt giá trị gia tăng cao, đặc biệt là bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu. Tầm nhìn đến 2045, TP.HCM trở thành trung tâm nghiên cứu phát triển công nghiệp của các nước và khu vực Đông Nam Á.
Tại hội thảo, TS Trương Huy Minh Vũ, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng có ít nhất bốn thách thức với ngành công nghiệp ở thành phố được minh định qua những con số. Trong đó, quy mô công nghiệp TP.HCM đang mất dần vị trí đứng đầu so với các tỉnh thành khác như Đồng Nai, Bình Dương, diện tích đất công nghiệp khá hạn chế...


Nền kinh tế bền vững dựa trên nền tảng công nghiệp sản xuất. Bởi nền tảng sản xuất mới đáp ứng yêu cầu phục vụ người tiêu dùng và tránh nguy cơ bị phụ thuộc - Ảnh: HỮU HẠNH

Trong khi đó, ông Trần Việt Hà - phó trưởng ban Ban quản lý các khu chế xuất, công nghiệp TP.HCM - cho biết tính đến nay TP có 3 khu chế xuất và 14 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.900ha, tỉ lệ lấp đầy đạt trên 80%.

Thống kê lũy kế đến tháng 10-2022, các khu chế xuất, khu công nghiệp đã thu hút được 1.674 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,5 tỉ USD.

Cứ một héc ta đất công nghiệp của các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố thu hút vốn đầu tư bình quân 6,23 triệu USD/ha. Dù vậy, theo ông Hà, là giá trị đầu tư còn thấp, trong khi diện tích đất dành cho công nghiệp hạn chế, chi phí sử dụng đất cao.

Khó khăn hiện nay khi các doanh nghiệp đang "do dự" đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị do thời gian còn lại của khu chế xuất, khu công nghiệp ngắn. Quỹ đất khu công nghiệp được phê duyệt từ năm 2004 đến 2014 chỉ có 23 khu chế xuất, khu công nghiệp với tổng diện tích 5.921ha, đến nay vẫn không tăng.

Doanh nghiệp Nhật, Mỹ muốn tăng đầu tư 
Việt Nam là điểm đến phổ biến của nhà đầu tư Nhật Bản. 60% doanh nghiệp Nhật Bản đang xem xét mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới.

Theo ông, đây là con số ấn tượng với số lượng doanh nghiệp Nhật hoạt động đầu tư trên toàn thế giới. Rõ ràng sự chuyển dịch đa dạng chuỗi cung ứng các nhà đầu tư đang hướng về Việt Nam, trong đó TP.HCM là cứ điểm.
Dù vậy ông Matsumoto Nobuyuki cũng cho biết có những khó khăn về thủ tục hành chính, doanh nghiệp không đợi lâu được.

Ngoài ra TP.HCM có thế mạnh nhân sự nhưng năng suất lao động vẫn còn thấp. Có lao động tốt, tài năng nhưng năng suất lao động chưa cao khó hấp dẫn nhà đầu tư. Công nghiệp hỗ trợ TP.HCM vẫn còn yếu, doanh nghiệp Nhật vẫn khó mua hàng trong nước.

Ông Trương Huy Minh Vũ cho rằng cần phải nhìn lại định hướng chính sách công nghiệp TP.HCM trong tình hình mới. Tập trung vào các chính sách phát triển công nghiệp thành phố như sản phẩm công nghệ cao, liên kết vùng, nghiên cứu phát triển, nguồn nhân lực, sản xuất thông minh
[/tintuc]

[tintuc]
Lượng khách hàng từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... tới Việt Nam tìm hiểu sản phẩm dệt may đang có xu hướng tăng nhanh, hy vọng trong nửa cuối năm giá trị xuất khẩu sẽ được cải thiện.




Công nhân dệt may làm việc tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean, TP Thủ Đức, TP.HCM chiều 24-2 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nhận định trên được bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - đưa ra tại hội thảo "Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu" diễn ra ngày 27-4.
Xuất khẩu có thể đạt 48 tỉ USD nếu suôn sẻ
Theo bà Mai, dù còn nhiều khó khăn, nhưng theo thông tin từ nhiều doanh nghiệp, sau thời gian dài im ắng, gần đây số lượng các đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước, đặc biệt đối với phân khúc thời trang công sở.
Do đó, kỳ vọng lượng xuất khẩu nửa cuối năm sẽ tăng so với đầu năm, đưa tổng giá trị xuất khẩu tăng so với năm 2022.
"Năm ngoái chúng ta xuất được hơn 44 tỉ USD, và mục tiêu năm nay là 45-46 tỉ USD, trường hợp thị trường chuyển biến tốt thì có thể lên 47-48 tỉ USD. Tuy vậy, giá trị xuất khẩu các tháng đầu năm đã giảm mạnh so với năm 2022, nên để cả năm 2023 được tăng trưởng, chúng ta phải nỗ lực rất lớn ở 2 quý cuối năm", bà Mai nhận định.

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Bình Dương cho rằng khó khăn đối với ngành dệt may bắt đầu từ giữa năm 2022, và thường theo chu kỳ, sau một năm thị trường sẽ dần cải thiện.

Ngoài ra, Việt Nam có 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực nên số lượng các thị trường áp dụng thuế suất bằng 0% đối với hàng may mặc nhập từ Việt Nam sẽ ngày càng nhiều, đây là động lực kéo tăng trưởng.

Tuy vậy, theo vị này, xuất khẩu may mặc đang phụ thuộc rất lớn vào các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc... Do đó, nếu giá trị xuất đi các thị trường này vẫn sụt giảm mạnh, mục tiêu năm 2023 khó đạt được.

"Những năm xuất khẩu tốt, tăng trưởng về giá trị của ngành dệt may có thể đạt trên dưới 8%/năm, nhưng năm nay chỉ dám kỳ vọng khoảng 0,5-1%", vị này tính toán.
Phải đa dạng thị trường, sản phẩm

Theo đại diện VITAS, để thắng lợi ở nửa cuối năm, ngoài tình hình dịch COVID-19 phải được kiểm soát tốt, ngành dệt may phải đẩy mạnh nhiều giải pháp như chuyển đổi số, sản xuất xanh (nguồn nguyên liệu trong nước, thân thiện môi trường...) để đáp ứng yêu cầu của đối tác, đa dạng thị trường, và chủng loại sản phẩm...

"Mỹ chiếm trên dưới 20% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nhưng đang gặp khó khăn nhiều nhất, trong khi các thị trường như khu vực Đông Nam Á, châu Á... ít bị ảnh hưởng hơn. Hay trong thời điểm dịch COVID-19, quần áo thể thao, mặc ở nhà được đối tác đặt nhiều, thì nay quần áo công sở lại được ưa chuộng. Chúng ta không thể "bỏ hết trứng vào một rổ", phải nỗ lực để sớm đa dạng thị trường, sản phẩm mới có thể tồn tại, phát triển", bà Mai khẳng định.

Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang dần mất lợi thế về nhân công giá rẻ, nên bắt buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng áp dụng công nghệ số, đầu tư máy móc để phát triển, tiết giảm nhân lực, đặc biệt trong ngành dệt may rất cần sự chuyển dịch này.

Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam trong quý 1-2023 ước đạt 8,213 tỉ USD, giảm 24,6% so với quý 1-2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu hàng dệt may quý 1-2023 đạt 7,1 tỉ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022, do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu.
[/tintuc]

[tintuc]
Bình Dương muốn phát triển 10.000ha công nghiệp giai đoạn 2022-2030


Đây là nội dung trong Hội thảo giữa kỳ Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương phối hợp với các đơn vị tổ chức. Theo đó, khu vực phía Nam (Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên) là trung tâm cửa ngõ của Bình Dương đi TP.HCM, Đồng Nai và cảng biển, đầu mối kết nối giao thông trong vùng.

Đồng thời phát triển tỉnh Bình Dương thành đô thị hiện đại đáng sống với hạ tầng nhà ở, dịch vụ chất lượng cao, hệ thống y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc tế, giao thông công cộng tiện lợi kết nối TP.HCM, Đồng Nai và trung tâm Thành phố mới Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bến Cát, Bàu Bàng.

Riêng khu vực trung tâm Bình Dương (Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên) với hạt nhân là "trung tâm Thành phố mới Bình Dương" phải tiếp tục quy hoạch để trở thành vùng đổi mới sáng tạo, vùng lõi của một đô thị thông minh Bình Dương.

Các địa phương phía Bắc (Bến Cát, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên) còn dư địa khá lớn về đất đai nên cần phối hợp quy hoạch để chuẩn bị tạo lập vành đai công nghiệp. Khu vực này cần trở thành một cực phát triển mới, hình thành Khu liên hợp Văn hóa - Thể dục - Thể thao - Y tế - Giáo dục tầm cỡ khu vực, để hỗ trợ cho các cực phát triển của tỉnh và của cả vùng Đông Nam bộ.


Về các lĩnh vực cụ thể, mục tiêu đặt ra cho tỉnh giai đoạn 2022-2030 phải tập trung phát triển được 10.000ha công nghiệp tạo thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng, trên địa bàn các huyện, thị phía Bắc.

Đồng thời, tiếp tục phát triển công nghiệp, vừa là nơi dịch chuyển các doanh nghiệp phía Nam (khoảng 2.888 doanh nghiệp cần phải di dời lên phía Bắc) hoặc tái cấu trúc lại và dư ra khoảng 2.000ha để phát triển đô thị, dịch vụ của Thuận An và Dĩ An trở thành trung tâm đô thị tầm cỡ khu vực.

Phấn đấu đến năm 2025 phải di dời được 30% - 40% các doanh nghiệp sản xuất ở phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp phía Bắc thuộc đề án di dời của tỉnh. Từ đó, hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp khoa học công nghệ, khu công nghiệp phụ trợ, công nghiệp xanh,... Đến năm 2030 có ít nhất 30% doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất sang tự động hóa.

Đồng thời, cần phân bổ không gian định hình phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao theo hướng trở thành các trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm giáo dục, trung tâm chăm sóc sức khỏe tầm cỡ.

Về phát triển đô thị, cần chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư, chỉnh trang, nâng tầm chất lượng đô thị hướng đến đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, nơi đáng sống. Đến năm 2025, phải xóa đi các ngõ, hẻm đường đất, sỏi đỏ chưa được liên thông và các dân cư chưa đáp ứng các điều kiện hạ tầng, đáp ứng đủ chỉ tiêu phát triển nhà ở theo dự báo quy mô dân số của tỉnh theo từng giai đoạn.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu, đến cuối tháng 4/2023 cơ bản hoàn chỉnh Đồ án Quy hoạch tỉnh kỳ cuối và lấy ý kiến nhân dân để tiếp thu hoàn thiện Quy hoạch.
[/tintuc]

[tintuc]




Dù phải gồng gánh nhiều bất động sản cùng lúc nhưng vì có hai kho xưởng cho thuê, đem về 40-60 triệu đồng/tháng/một kho đang khiến anh Chung (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) bớt đi sự lo lắng trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó thanh khoản.

Với các kho xưởng thuê rồi cho thuê lại hoặc kho xưởng xây trên đất tự có, đang đem lại thu nhập khá ổn định cho nhiều nhà đầu tư. Đây không phải là các khu xưởng trong các khu công nghiệp quy mô. Dạng kho xưởng riêng lẻ thích hợp với nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư cá nhân. Thời gian qua, mảng này đang “cứu rỗi” nhiều môi giới và nhà đầu tư bất động sản khi các phân khúc khác không có giao dịch.

Với diện tích từ 200m2 đến 2.000m2, các kho xưởng riêng lẻ dễ tìm khách thuê. Mức thuê từ 40-150 triệu đồng/tháng, thời hạn thuê từ 3-5 năm. Các kho xưởng cho thuê phục vụ công việc cá nhân hoặc công ty đang được tìm kiếm khá nhiều. Đây có lẽ là phân khúc

Dù phải gồng gánh nhiều bất động sản cùng lúc nhưng vì có hai kho xưởng cho thuê, đem về 40-60 triệu đồng/tháng/một kho đang khiến anh Chung (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) bớt đi sự lo lắng trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó thanh khoản.

Được biết, anh Chung hiện sở hữu nhiều bất động sản đầu tư trong tay. Trong đó, có một số bất động sản đang phải “gồng lãi” ngân hàng hàng tháng. Nhờ việc cho thuê xưởng ổn định, đây là nguồn thu để anh chi trả các khoản lãi vay cho các bất động sản khác. Tuy nhiên, theo cách anh nói vẫn khá khó khăn khi mà các bất động sản gần như đứng giao dịch.



“Trong 2 xưởng cho thuê, một cái là của tôi, một xưởng là đi thuê rồi cho thuê lại. Cả hai xưởng đã hoạt động được hơn 2 năm nay. Hiện tại, tôi vẫn tìm kiếm các kho xưởng vừa rao thuê dạng môi giới, vừa xem có tiềm năng sẽ góp vốn cùng anh em thuê lại rồi cho thuê”, anh Chung cho hay.

Ghi nhận cho thấy, thời gian qua, không chỉ nhà đầu tư mà môi giới bất động sản “sống” được nhờ cho thuê mặt bằng kinh doanh, nhà riêng lẻ và kho xưởng. Khi phân khúc nhà phố, căn hộ, đất nền khó giao dịch, hoạt động cho thuê kho xưởng được các môi giới đón đầu. Mỗi giao dịch thành công, tiền hoa hồng ít nhất là một tháng cho thuê (dao động từ 30-100 triệu đồng). Khi nhu cầu tìm kho xưởng tăng cũng là thời điểm môi giới, nhà đầu tư có thu nhập tốt từ loại hình này.

Thị trường bất động sản đã xuất hiện các nhóm nhà đầu tư chuyên đi săn kho xưởng. Hoặc thuê đất dựng xưởng, hoặc thuê xưởng sẵn rồi sửa chữa lại cho thuê. Họ có thể áp dụng mô hình nhiều xưởng cùng lúc.

Tuy nhiên, rào cản giấy phép và quy định liên quan đến quỹ đất khiến phân khúc này gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển. Không ít trường hợp nhà đầu tư dựng xưởng “lụi” và bị phá bỏ, ảnh hưởng đến dòng tiền.

Bên cạnh các nhà đầu tư kiếm bộn tiền từ loại hình bất động sản thì cũng không ít nhà đầu tư vỡ nợ vì chạy theo mô hình chuỗi xưởng cho thuê. Nhất là khi giá thuê đất tăng cao và việc dựng xưởng khó khăn, nhiều nhà đầu tư chôn vốn hoặc phá sản vì mô hình kinh doanh không như ý định ban đầu.

Một nhà đầu tư lâu năm sống tại khu Đông TP.HCM cho biết, nếu so với các loại hình cho thuê khác, kho xưởng mang tính ổn định. Nguồn cung hạn chế cũng là lý do loại hình này hút khách thuê, giá thuê ổn định. Tuy nhiên, với nhà đầu tư dòng vốn yếu có thể gặp rủi ro ở loại hình này. Việc đi thuê rồi cho thuê lại cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố như hụt khách thuê, chi phí phát sinh, ảnh hưởng lợi nhuận…
[/tintuc]

[tintuc]
TTO - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, đoàn công tác do Phó thủ tướng Singapore Vương Thụy Kiệt dẫn đầu đã thăm các dự án tiêu biểu cho hợp tác giữa hai nước tại Bình Dương và TP.HCM.



Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tiếp Phó thủ tướng Singapore Vương Thụy Kiệt tham quan Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 1 - Ảnh: V.S.

Ngày 14-9, ông Vương Thụy Kiệt - phó thủ tướng kiêm bộ trưởng điều phối chính sách kinh tế Singapore - cùng phái đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) 1, Bình Dương và cộng đồng khởi nghiệp tại văn phòng Block71 Sài Gòn (dự án hợp tác giữa Tổng công ty Becamex IDC, thuộc UBND tỉnh Bình Dương và Đại học Quốc gia Singapore).

Tại Khu công nghiệp VSIP 1, tiếp đón có ông Võ Văn Minh - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cùng lãnh đạo các sở, ngành và đại diện chủ đầu tư khu công nghiệp.

Các đại biểu đã tham quan Khu công nghiệp VSIP 1 rộng 500 ha, là dự án công nghiệp đầu tiên hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Singapore (từ năm 1996) và rất thành công, minh chứng cho kết quả hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.

Chỉ tính riêng tại Bình Dương, sau các khu công nghiệp VSIP rất thành công, mới đây khu công nghiệp VSIP thứ 3 đã được khởi công với diện tích 1.000 ha. Đã có nhiều dự án nổi bật đăng ký đầu tư tại đây như: dự án quy mô hơn 1 tỉ USD của Tập đoàn LEGO, dự án 100 triệu USD của Tập đoàn Pandora và hơn 40 tập đoàn, công ty trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu.




Phó thủ tướng Singapore Vương Thụy Kiệt (giữa) và các lãnh đạo trò chuyện với đại diện cộng đồng khởi nghiệp tại Block71 Sài Gòn chiều 14-9 - Ảnh: B.C.M.

Tại văn phòng Block71 Sài Gòn (trụ sở tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM), đại diện Tổng công ty Becamex IDC đã giới thiệu với ông Vương Thụy Kiệt về cộng đồng khởi nghiệp đang hoạt động tại đây, các chương trình, hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và các kế hoạch sắp tới nhằm mở rộng hệ thống Block71 tại Việt Nam.

Trong hơn 5 năm qua, Tổng công ty Becamex IDC (thuộc UBND tỉnh Bình Dương) đã đồng hành với cơ quan chức năng, đầu tư nguồn lực xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, nhằm thúc đẩy cho giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, vượt qua "bẫy thu nhập trung bình", chuyển dịch từ các ngành thâm dụng lao động sang có hàm lượng công nghệ cao, tăng năng suất lao động.




Đường vào một khu công nghiệp Việt Nam - Singapore tại tỉnh Bình Dương - Ảnh: B.S.

Hiện đề án "thành phố thông minh Bình Dương" được triển khai đã nhận được sự hưởng ứng và ghi nhận của cộng đồng trong nước và quốc tế. Block71 là hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo rất thành công tại Singapore, nay được Tổng công ty Becamex IDC và Đại học Quốc gia Singapore triển khai tại Việt Nam để hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp và sáng tạo.

Dự án không chỉ xây dựng một tòa nhà, không gian làm việc chung cho những người có ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp mà còn hình thành những cơ chế để "chắp cánh" những ý tưởng thiết thực, phát triển thành những sản phẩm, doanh nghiệp cụ thể…

Phó thủ tướng Singapore khẳng định hợp tác kinh tế giữa hai nước còn nhiều tiềm năng, đồng thời đánh giá cao Block71 - hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Singapore đang hoạt động rất hiệu quả tại TP.HCM, mong muốn nhân rộng mô hình này tại Hà Nội trong thời gian tới.

Đến nay, các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đã được nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành cả nước với 11 dự án có mặt ở nhiều tỉnh thành như Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi...

Các khu công nghiệp do VSIP phát triển có tổng quỹ đất tới gần 10.000 ha, thu hút 17 tỉ USD vốn đầu tư từ nhiều quốc gia, tạo việc làm cho 300.000 lao động.

[/tintuc]

[tintuc]
Việt Nam đang nghiên cứu làm sao có biện pháp ưu đãi tối ưu nhất khi thực hiện chính sách của thuế tối thiểu toàn cầu của OECD, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và kinh tế Việt Nam tốt hơn.




Thủ tướng phát biểu kết luận hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Kết luận Hội nghị gặp gỡ với các doanh nghiệp nước ngoài ngày 22-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam luôn đề cao việc tuân thủ luật pháp và chủ động, tích cực tham gia các cam kết chung của quốc tế, trong đó có các cam kết về thuế tối thiểu toàn cầu của OECD.

Chính phủ đã và đang chỉ đạo khẩn trương rà soát, có các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế trên cơ sở không trái với các quy định và cam kết quốc tế, hài hòa lợi ích giữa các bên, bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Các hỗ trợ có thể là: hỗ trợ liên quan đến đất đai, chi phí nghiên cứu khoa học và công nghệ; cải cách thủ tục hành chính, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng…

Đồng thời, tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và áp dụng phù hợp với Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
.


Thủ tướng khẳng định luôn tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư làm ăn, kinh doanh có hiệu quả, lâu dài, bền vững tại Việt Nam - Ảnh: VGP

Về các vấn đề khác, Thủ tướng cho biết Chính phủ đang trình Quốc hội xử lý các vấn đề liên quan thị thực. Các cơ quan đang tiếp tục xử lý các vấn đề liên quan tới phòng cháy chữa cháy, thuốc, vật tư y tế, năng lượng (quy hoạch điện VIII, điện gió, điện mặt trời, điện áp mái, thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp... cũng như thủ tục cấp phép vận hành các cơ sở giáo dục, đánh giá tác động môi trường).

"Chính phủ đang nghiên cứu làm sao tối ưu nhất vừa thực hiện chính sách của OECD vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và kinh tế Việt Nam tốt hơn", Thủ tướng thông tin.

Theo Thủ tướng, tình hình lúc nào cũng có những khó khăn, hết khó khăn này lại đến khó khăn khác. Vì vậy, cần tăng cường phân tích, đánh giá tình hình, dự báo những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam để có đối sách phù hợp, xác định một số trọng tâm, trọng điểm.

Hà Nội và TP.HCM cùng tìm cách tháo điểm nghẽn, hút vốn đầu tư
 


Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trò chuyện với nhà đầu tư Nhật Bản ở đầu cầu TP.HCM - Ảnh: N.BÌNH

Trước đó, phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng nêu ý kiến về các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài dựa trên nền ưu đãi thuế chưa có đột phá, đặc biệt trong bối cảnh mới, khi Việt Nam sắp áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 theo cam kết với OECD.

Trong năm 2022 TP.HCM đã thu hút được 4,33 tỉ USD vốn từ các doanh nghiệp FDI, trong đó đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao chiếm khoảng 65%. Tuy nhiên, qua đánh giá công tác thu hút đầu tư nước ngoài, TP.HCM cũng nhận thấy còn những hạn chế về hạ tầng giao thông, dịch vụ chưa được đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, TP cũng nhận thấy đang thiếu một quỹ đất công nghiệp để phát triển, thu hút các dự án lớn, các nhà đầu tư lớn.

Hiện TP đang tập trung đẩy mạnh các dự án về hạ tầng giao thông, logistics, chuyển đổi năng lượng xanh, tạo quỹ đất, hệ thống đào tạo quốc tế… tạo thêm các quỹ đất công nghiệp cho mục tiêu thu hút đầu tư.

Lãnh đạo TP.HCM kiến nghị Thủ tướng sớm có chỉ đạo để giải quyết các vướng mắc có liên quan xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, giấy phép lao động.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết để gỡ vướng về đất đai cho nhà đầu tư FDI, TP Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch cũng như rà soát quy hoạch chung xây dựng của TP để trình Chính phủ, Quốc hội thông qua vào tháng 10-2023.

Sớm hoàn thiện Luật Thủ đô tạo khung khổ pháp lý tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, đồng thời TP cũng tập trung xây dựng danh mục công khai thu hút đầu tư.

"Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đang triển khai các thủ tục để thành lập 4-5 khu công nghiệp trên địa bàn. Đây cũng là điều kiện để tạo mặt bằng sạch thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất công nghệ cao, không ảnh hưởng nhiều đến môi trường", ông Quyền thông tin.
[/tintuc]

[tintuc]
Triển vọng môi trường kinh doanh năm 2023 trong mắt doanh nghiệp châu Âu đang cải thiện đáng mong đợi. Cụ thể, số người lạc quan về nền kinh tế Việt Nam đã tăng 8 điểm, cho thấy niềm tin ngày càng tốt hơn.




Doanh nghiệp châu Âu tại một buổi đối thoại với chính quyền TP.HCM vào tháng 3-2023 - Ảnh: N.BÌNH

Ngày 11-4, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) quý 1-2023, thước đo hàng đầu để cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu hiểu hơn về thị trường Việt Nam.
3% doanh nghiệp châu Âu cho rằng Việt Nam là trọng điểm đầu tư của thế giới

Báo cáo ghi nhận Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút mạnh mẽ dòng vốn nước ngoài (FDI) trong mắt các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu, với hơn 3% các nhà lãnh đạo cho rằng Việt Nam là một trong ba trọng điểm đầu tư của họ trên toàn thế giới.

36% số người tham gia khảo sát xếp Việt Nam ở vị trí đầu tiên, trong top 3 hoặc trong top 5 điểm đến đầu tư hàng đầu của họ trên phạm vi toàn cầu.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang chật vật với các vấn đề như quy định thiếu minh bạch, hành chính chưa hiệu quả, khó khăn khi xin thị thực và giấy phép lao động. Có thể nhận thấy số người trả lời khảo sát chỉ ra những bất cập trong pháp luật về phòng, chống tham nhũng có xu hướng tăng.
Một rào cản khác mà lĩnh vực sản xuất phải đối mặt là thủ tục hải quan phức tạp, trong khi các công ty dịch vụ chịu thách thức lớn về thị thực và giấy phép lao động. Hơn thế, nhiều ngành công nghiệp, như giao thông vận tải, dược phẩm và năng lượng tái tạo, cũng gặp cản trở do luật chống tham nhũng chưa hoàn thiện.
Kết quả điểm số không đổi so với cuối năm 2022


BCI trong quý đầu năm 2023 giữ mức ổn định 48,0 điểm, bằng so với cuối năm 2022. Mặc dù không đổi nhưng theo EuroCham, BCI đã có những dấu hiệu hứa hẹn một sự thay đổi tích cực trong triển vọng kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, nhìn chung, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu hài lòng với mức độ quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đối với nhu cầu kinh doanh tại Việt Nam, với một phần ba số người được hỏi bày tỏ sự hài lòng đáng kể hoặc vừa phải. Phản hồi tích cực này là minh chứng cho cam kết bền vững của Chính phủ đối với việc thúc đẩy môi trường kinh doanh thân thiện.

Những người tham gia khảo sát BCI nhấn mạnh đến việc cần cải thiện sự ổn định chính trị, khung pháp lý, chế độ thuế và thuế quan để gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là một điểm đến đầu tư năng động. Những biện pháp này sẽ giúp giải quyết các mối bận tâm của doanh nghiệp nước ngoài và củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế đất nước.
Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit cho biết mặc dù số điểm 48 có vẻ không ấn tượng, nhưng điều đáng khích lệ là tình hình không xấu thêm đi. Dù còn cách xa mức lý tưởng, điểm số không giảm là dấu hiệu của sự tiến bộ.

"Chính phủ Việt Nam hành động nhanh chóng và quyết đoán trong thời kỳ khủng hoảng. Do đó, chúng tôi mong đợi các biện pháp hiệu quả hơn trong nửa cuối năm nay. Những cải cách sắp tới đối với thủ tục cấp phép lao động và thị thực du lịch có thể sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng", ông Gabor Fluit nhấn mạnh thêm.

[/tintuc]

[tintuc]
Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm để giải ngân vốn đầu tư công thấp với 5 tỉnh thành, trong khi chủ tịch UBND TP.HCM giãi bày có khó khăn trong khâu chuẩn bị đầu tư.




Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các địa phương nêu rõ nguyên nhân làm chậm giải ngân đầu tư công - Ảnh: VGP

Ngày 24-4, Phó thủ tướng Lê Minh Khái, tổ trưởng Tổ công tác số 1, đã có cuộc họp với 5 địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp (TP.HCM, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng) để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Có địa phương "nêu nguyên nhân cho có"

Theo kế hoạch, vốn của 5 tỉnh, thành phố trên rất lớn, tới hơn 92.000 tỉ đồng, chiếm 10% tổng số vốn đầu tư công năm 2023 của cả nước. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân của 5 địa phương trong quý 1-2023 lại thấp hơn bình quân chung.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng có những nguyên nhân "nêu cho có chứ không sát thực tế". Chẳng hạn như việc địa phương nêu "không thể chủ động" quyết định nâng trần kế hoạch đầu tư công trung hạn theo thực tế, nên không thể bố trí vốn trung hạn để làm cơ sở bố trí vốn hằng năm.

Về vấn đề này, ông chỉ rõ Luật Đầu tư công đã có, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm Quốc hội đã phê duyệt danh mục cụ thể. Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ vốn, phê duyệt chủ trương đầu tư. Phần việc còn lại về mặt thủ tục phê duyệt dự án, kế hoạch đấu thầu… là của địa phương.

Bày tỏ sự chưa hài lòng, ông Khái đề nghị các địa phương phải phân tích và làm rõ cụ thể nguyên nhân, vướng mắc, trách nhiệm thuộc về ai. Theo đó, ông yêu cầu địa phương phải nêu nguyên nhân rõ ràng, "không cần dài dòng nhưng phải trúng", chỉ đưa vào nguyên nhân thực chất, không nêu vấn đề chung chung, "đá qua đá lại" để làm rõ trách nhiệm.
[/tintuc]

[tintuc]
Đầu quý I / 2017, những căn nhà phố hẻm ôtô ra vào thuận tiện tại quận 12 ghi nhận có biến động cao nhất Sài Gòn với biên độ tăng giá 35 % so với cùng kỳ năm trước.

Theo nghiên cứu dựa trên dữ liệu ghi nhận nhà phố hẻm xe hơi tại 19 quận trên địa bàn Tp.HCM từ tháng 1 / 2016 đến tháng 1 / 2017, 5 huyện vùng ven là Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè và Bình Chánh không nằm trong phạm vi khảo sát này.

Kết quả là, giá nhà liền thổ nằm trong hẻm xe hơi đã tăng đều trong 12 tháng qua.Trong đó, quận 10 là địa bàn duy nhất ghi nhận ít biến động giá trong khi các quận còn lại có tỷ lệ tăng giá thấp nhất 8 % và cao nhất đạt 35 % .




Nhà phố hẻm ôtô tại ngoại thành Tp.HCM đang tăng giá trong
biên độ 8 - 35 % trong vòng một năm qua.Ảnh: Vũ Lê

Cụ thể, nhà phố hẻm xe hơi tại các quận 4, 5, Phú Nhuận lần lượt có biên độ tăng giá dao động quanh ngưỡng 8, 34 - 9, 5 % .Nhà hẻm xe hơi tại các quận 1, 2, 3, 6, 8, 9, Tân Phú, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, Tân Bình cùng đi lên trong biên độ 11 - 14 % .Nhà phố hẻm ôtô tại quận 7, 11 và Bình Tân tăng khoảng 20 - 25 % .

Quận 12 là địa bàn có giá nhà hẻm lớn leo thang đến 35 % .Trong khoảng thời gian quý I / 2016 đến quý I / 2017, giá nhà phố hẻm xe hơi quận này đã tăng tốc khá nhanh từ 1, 3 tỷ đồng một căn lên 2 tỷ đồng.

Sở dĩ nhà phố hẻm xe hơi ở quận 12 tăng mạnh hơn các quận khác vì mặt bằng giá tại đây còn thấp so với toàn thành phố(giá khởi điểm từ 1, 3 tỷ đồng một căn, chỉ bằng một nửa hay một phần ba so với sản phẩm cùng loại tại các quận khu trung tâm).Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa của quận này đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự xuất hiện của nhiều dự án nhà phố xây sẵn trong hơn một năm qua đã thúc đẩy hình thành những cụm dân cư mới sầm uất.Đây chính là nguyên nhân khiến nhà phố hẻm rộng ở quận 12 dẫn đầu về tốc độ tăng giá.

Do quỹ đất đô thị ngày càng hạn hẹp nên số lượng nhà phố hẻm xe hơi tại Tp.HCM được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong 12 tháng tới.Được xếp vào nhóm bất động sản liền thổ có vị trí tốt, chỉ xếp sau nhà phố mặt tiền, vì vậy dòng sản phẩm này là lựa chọn hàng đầu của người mua để ở lẫn giới đầu tư.

[/tintuc]